Khái niệm, vai trò và đặc điểm của phần mềm Erp cho doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Mua Bán Domain - Website' bắt đầu bởi nafseo, 14/1/22.

Lượt xem: 3,820

  1. Offline

    nafseo Expired VIP

    Diễn Đàn SEO  Phần mềm ERP là một giải pháp công nghệ mới được ra đời nhằm mục đích hỗ trợ các nhà quản trị quản lý và điều hành doanh nghiệp. ERP tích hợp đầy đủ các công cụ quản lý quy trình kinh doanh chiến lược và mạnh mẽ có thể được sử dụng để quản lý thông tin của tổ chức.

    Phần mềm ERP nếu được triển khai thành công sẽ giúp chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp quản trị doanh nghiệp toàn diện, xem báo cáo và phê duyệt online theo thời gian thực, các bộ phận phối hợp công việc ăn ý, giảm 70% các quy trình làm việc thủ công, đưa ra quyết định kinh doanh kịp thời, sáng suốt…

    Vậy hệ thống phần mềm ERP là gì mà đang ngày càng trở nên phổ biến và có vai trò trở thành bí quyết quản trị doanh nghiệp của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay?

    [​IMG]

    Khái niệm phần mềm Erp là gì?

    Hệ thống phần mềm Erp là gì? Nó được hiểu một cách đơn giản là một hệ thống ứng dụng phần mềm đa phân hệ, tích hợp theo một kiến trúc tổng thể, giúp doanh nghiệp: Hoạch định, thực hiện, kiểm soát, ra quyết định.
    • Triển khai ERP trong doanh nghiệp là quá trình tin học hóa toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các quy trình quản lý tiên tiến. Mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện các quy trình xử lý một cách tự động hoá, giúp cho các doanh nghiệp quản lý các hoạt động then chốt.

    • Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch.
    • Đặc điểm nổi bật của mô hình ERP trong doanh nghiệp là một phần mềm có thể mở rộng và phát triển theo thời gian theo từng loại hình doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình.
    • Mua một hệ thống ERP chúng ta nhận được cùng một lúc 3 sản phẩm: Một là “Ý tưởng quản lý”, hai là “Chương trình phần mềm” và ba là “Phương tiện kết nối” để xây dựng mạng máy tính tích hợp. Với hệ thống phần mềm thống nhất, quán xuyến mọi lĩnh vực hoạt động ERP giúp theo dõi, quản lý thông suốt, đảm bảo cho doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài
    Đặc điểm đặc trưng của ERP

    Khả năng đồng bộ

    Một phần mềm ERP phải đảm bảo kết nối được với mọi phòng ban cũng như quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp. Khả năng liên kết của hệ thống ERP được xét qua ba khía cạnh chính:
    • IT: đảm bảo được kết nối đồng bộ giữa phần mềm và phần cứng một cách ổn định);

    • Phối hợp các phòng ban: đảm bảo sự liên kết của hai hay nhiều phòng ban riêng biệt);

    • Hoạt động của doanh nghiệp: đảm bảo sự phối hợp của project team với các quy trình kinh doanh khác.
    Sự linh hoạt

    Là khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng giúp các phòng ban để có những thay đổi hợp lý và kịp thời theo thời gian thật, đảm bảo vận hành hoạt động có ít độ trễ nhất. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu phải là Open-source có khả năng chỉnh sửa hay thiết kế các phần mềm phù hợp với từng loại mô hình doanh nghiệp.

    Vai trò của ERP đối với doanh nghiệp

    Đây là câu hỏi thường được đặt ra sau khi bạn đã tìm hiểu về ERP là gì. Có rất nhiều lý do để bạn áp dụng ERP trong mô hình kinh doanh của mình như:
    • Giúp bạn tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy: Để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất mà không cần phải dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau.

    • Chuẩn hóa thông tin nhân sự: Trong khái niệm ERP là gì có R là tài nguyên bao gồm cả nguồn tài nguyên nhân sự. ERP giúp hoạch định nguồn tài nguyên nhân sự, giúp sắp xếp, quản lý nhân sự cũng như trả lương cho nhân viên một cách chính xác nhất.

    • Chuẩn hóa và tăng hiệu quả kinh doanh: Thay vì phải sử dụng rất nhiều người cho một công việc, ERP có thể giúp xử lý nhanh, chính xác mà không tiêu tốn nhiều nhân lực.
    [​IMG]

    Tiêu chuẩn của hệ thống ERP là gì?
    • Có tính tích hợp chặt chẽ: Để đạt được hiệu quả cao nhất, ERP cần phải có tính tích hợp chặt chẽ, đảm bảo kế thừa được thông tin của các phòng ban và tổng hợp về một hệ thống chung.

    • Khả năng phân tích: Sau khi đưa thông tin về hệ thống ERP, chúng cần xử lý, phân tích để đưa ra những thông tin mang tính hoạch định và dựa trên những số liệu phân tích đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của công ty theo từng giai đoạn.

    • Tính mở: ERP là một hệ thống hoạt động rất linh hoạt, bạn có thể mở rộng và phát triển chúng tùy theo từng loại hình công ty và các giai đoạn phát triển.
    Sử dụng hệ thống ERP trong mô hình hoạt động của các doanh nghiệp sẽ mang đến rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, không phải công ty, doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng, đặc biệt là những công ty nhà nước như ở VIệt Nam hiện nay.

    Trên đây là một số chia sẻ về hệ thống thông tin quản lí ERP là gì, đặc điểm cũng như vai trò của ERP trong các doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp phía trên sẽ hữu ích cho doanh nghiệp của bạn khi đang tìm kiếm một giải pháp ERP phù hợp nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì và mong muốn được giải đáp về hệ thống ERP này, hãy để lại bình luận xuống bên dưới, các chuyên gia của NATECH sẽ tư vấn cho bạn.
     

Chia sẻ trang này